Tin tức

Sự phát triển của các vùng trồng mía ở Việt Nam

Mía đường của nước ta đang là một trong những ngành được xuất khẩu nhiều sang các nước khác. Với sự phát triển như hiện nay, các vùng trồng mía ở Việt Nam đang ngày càng được mở rộng, đem lại nhiều thành công cho ngành công nghiệp mía đường  Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những khó khăn, hãy tìm hiểu ngành mía đường phát triển như thế nào nhé?

Tuy là phát triển như thế, nhưng vài năm gần đây ngành mía đường nước ta cũng gặp phải không ít khó khăn do giá đường xuống thấp, đường nhập lậu, tồn kho nhiều. Năm 2018 vừa qua, các vùng trồng mía Việt Nam đã có sản lượng mía, đường đều giảm. Sự sụt giảm tập trung tại các tỉnh miền trung, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long n. Chính vì thế, ngành mía đường cần những giải pháp đồng bộ để phát triển bền vững.

Theo hiệp hội mía đường Việt Nam, niên vụ mía đường 2018 – 2019 là năm thứ ba liên tiếp chịu sự tác động tiêu cực của thời tiết cũng như giá cả thị trường trong nước và quốc tế.  Cho đến thời điểm hiện tại, toàn bộ 36 nhà máy đường đã vào vụ sản xuất, ép được gần tám triệu tấn mía, cho ra 750 nghìn tấn đường các loại. Tình hình tiêu thụ đường hiện nay vẫn khá chậm, mặc dù giá đã nhích lên 10.500 đồng/kg, lượng đường tồn kho khá lớn.

Ngoài ra, thời tiết cũng là một điều kiện bất lợi khiến mía ở một số địa phương trổ cờ sớm và sâu bệnh gây hại, do đó diện tích và năng suất mía đang giảm mạnh. Đặc biệt, ở các địa phương vùng miền trung, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long năng suất niên vụ này giảm 13%, sản lượng mía giảm 22% và sản lượng đường giảm 23%.

Cơ hội và thách thức lớn trước mắt và lâu dài đối với ngành mía đường là cạnh tranh gay gắt hơn trong bối cảnh hội nhập quốc tế; tác động, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng; cạnh tranh quyết liệt của cây trồng khác; tình trạng khan hiếm và thiếu lao động trong nông nghiệp, trước hết lao động thu hoạch mía.

Để ngành mía tồn tại, phát triển và nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập, nhất là sau khi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) có hiệu lực từ ngày 1-1-2020, thì các bộ, ngành, địa phương và nhà máy cần tập trung cơ cấu lại ngành mía đường nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập theo cơ chế thị trường. Ðặc biệt, tập trung cơ cấu lại sản xuất nguyên liệu mía nhằm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành mía nguyên liệu để nông dân có lời. Trong đó, cơ cấu lại khâu nghiên cứu và tổ chức sản xuất giống (hình thành lại hệ thống giống 3 cấp); phấn đấu sau năm 2020 chấm dứt tình trạng dân tự để giống để trồng mới.

Ngoài sự trợ giúp từ các cơ quan chức năng, người dân trồng mía cũng cần có những thay đổi để gia tăng hiệu quả. Đặc biệt, ở khâu thu hoạch, để công việc nhẹ nhàng và nhanh chóng, nên sử dụng các máy tời mía lên xe, giúp vận chuyển nhanh chóng và giảm lượng đường hao hụt trong mía.

(Nguồn Hiệp hội Mía đường Việt Nam)