Dị ứng mẩn ngứa là hiện tượng cơ thể xuất hiện những vết mẩn đỏ gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như dị ứng thực phẩm, dị ứng thời tiết. Để điều trị các triệu chứng này bên cạnh việc sử dụng các thuốc tây y, người ta còn dùng các bài thuốc dân gian như lá của cây khế, lá trầu không hoặc lá chè xanh tươi.
1.Sử dụng lá chè xanh tươi
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong chè xanh có chứa nhiều hoạt chất có khả năng kháng khuẩn và chống oxy hóa cao như epicatechin, epicatechingalat, polyphenol…Do vậy người ta thường dùng lá chè xanh tươi để điều trị các bệnh ngoài da bao gồm cả dị ứng mẩn ngứa.
Bạn có thể đun lá chè tươi sau đó hãm từ 5 đến 10 phút rồi lấy nước để nguội đem tắm. Ngoài ra bạn cũng có thể giã lá chè xanh và trộn với một chút muối trắng rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị dị ứng nổi mẩn ngứa. Bạn nên thường xuyên áp dụng các cách trên để có được hiệu quả điều trị tốt nhất.
2.Dùng lá khế để trị dị ứng mẩn ngứa
Khế không chỉ là một loại cây ăn quả mà các bộ phận trên cây còn được sử dụng nhiều trong các bài thuốc đông y. Riêng lá khế thường được dùng để trị các bệnh về da liễu như viêm da, mẩn ngứa dị ứng. Bởi nó có tính mát và có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm cao. Tuy nhiên nên lưu ý tìm và sử dụng lá khế chua để đạt được hiệu quả cao trong điều trị.
Với lá khế bạn cũng có thể áp dụng hai cách. Cách thứ nhất là đun sôi lá khế tươi sau đó lấy nước để nguội và tắm hàng ngày. Cách thứ hai là đem lá khế rửa sạch sau đó rang nóng và chườm lên vùng da bị nổi mẩn, dị ứng.
3.Sử dụng lá trầu không
Ngoài lá khế và lá chè xanh, dân gian ta còn dùng lá trầu không để điều trị dị ứng mẩn ngứa. Đây là một loại kháng sinh tự nhiên với khả năng sát khuẩn cao. Ngoài ra lá trầu không còn được biết đến với tính năng giúp phục hồi các tế bào. Do vậy nó thường được dùng để chữa các bệnh về viêm da, nhiễm khuẩn.
Để điều trị mẩn ngứa, dị ứng bạn nên vò nát lá trầu không đã được rửa sạch rồi đem đun sôi. Khi đun bạn nên cho thêm một chút phèn chua vào để tăng tính sát khuẩn. Sau khi hỗn hợp trên được đun sôi, bạn lấy bã của lá trầu không đắp lên vùng da cần điều trị. Nên thực hiện từ 1 – 2 lần/ngày. Ngoài ra bạn cũng có thể vò lá trầu không tươi và đắp trực tiếp lên da.
Dị ứng mẩn ngứa gây ra cảm giác khó chịu, ngứa ngáy cho người mắc phải. Để chấm dứt tình trạng này bạn nên tham khảo và sử dụng các phương pháp từ dân gian mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên.
Bạn có thể quan tâm tới bài viết: