Công nghệ

Nguyên tắc cần biết khi doanh nghiệp sử dụng mẫu hóa đơn tự in

Theo dự thảo Nghị định mới thì phải đến tận năm 2022 Nghị định số 51/2010, Thông tư 39/2014 mới hết hiệu lực thi hành. Như vậy đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp vẫn có thể tự in hóa đơn. Đặc biệt, đối với những hóa đơn đường sắt gần như vẫn đang triển khai theo dạng hóa đơn này. Tuy nhiên, khi tiến hành tự in hóa đơn doanh nghiệp cũng cần đảm bảo tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc để đảm bảo giá trị pháp lý của hóa đơn. Cùng tìm hiểu chi tiết các nguyên tắc đối với việc sử dụng mẫu hóa đơn tự in trong bài viết dưới đây.

Phân loại các loại hóa đơn

Trước khi đến với những nguyên tắc cần biết khi doanh nghiệp tự in hóa đơn, thì doanh nghiệp cần phải nắm được phân loại các loại hóa đơn hiện nay. Hiện nay hóa đơn bao gồm các loại sau: hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in và hóa đơn

Hóa đơn tự in: là loại hóa đơn do các tổ chức, cá nhân kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hóa, dịch vụ.

sử dụng mẫu hóa đơn

Hóa đơn đặt in: là loại hóa đơn do các tổ chức, cá nhân kinh doanh đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, cá nhân.

Hóa đơn điện tử: là loại hóa đơn được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng các phương tiện điện tử, tuân theo quy định pháp luật.

Như vậy, hy vọng với những chia sẻ trên doanh nghiệp đã tự phân biệt được 3 loại hóa đơn hoàn toàn khác biệt này. Đặc biệt, hóa đơn tự in và hóa đơn đặt in luôn khiến khách hàng bị nhầm lẫn, chính vì vậy, cần phải phân biệt rõ 2 loại hóa đơn này để có thể triển khai sử dụng được tốt nhất.

Những nguyên tắc tự in hóa đơn

Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 39/2014/TT-BTC thì các tổ chức được tạo hóa đơn tự in sử dụng chương trình tự in hóa đơn từ các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác phải tuân theo 02 nguyên tắc sau:

Thứ nhất: Việc đánh số thứ tự trên hóa đơn được thực hiện tự động. Mỗi liên của một số hóa đơn chỉ được in ra một lần, nếu in ra từ lần thứ 02 trở đi phải thể hiện là bản sao (copy).

Thứ hai: Phần mềm ứng dụng để in hóa đơn phải đảm bảo yêu cầu về bảo mật bằng việc phân quyền cho người sử dụng, người không được phân quyền sử dụng không được can thiệp làm thay đổi dữ liệu trên ứng dụng.

Như vậy, để có thể sử dụng được hóa đơn tự in thì doanh nghiệp cần phải đáp ứng đủ những điều kiện tự in hóa đơn nhất định và khi xuất hóa đơn phải đảm bảo tuân thủ theo 02 nguyên tắc trên. Vậy trong trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng đủ 02 điều kiện trên thì sẽ xử lý như thế nào? Trong trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng đủ các điều kiện trên thì sẽ không được sử dụng hóa đơn tự in mà phải sử dụng hóa đơn đặt in. Do vậy các doanh nghiệp cần nắm rõ các nguyên tắc này nếu muốn sử dụng hóa đơn tự in.

Hóa đơn là một phần không thể thiếu trong hoạt động của các doanh nghiệp, chính bởi vậy việc nắm rõ các quy định về hóa đơn để có thể triển khai sử dụng, lựa chọn được loại hóa đơn phù hợp với doanh nghiệp mình là điều vô cùng cần thiết.

Các cách kê khai quyết toán thuế TNCN không nên bỏ lỡ

Công văn 3200/TCT-KK về phân công cơ quan quản lý thuế

Với những chia sẻ trên hy vọng đã giúp doanh nghiệp hiểu và nắm rõ được các nguyên tắc khi muốn tự in hóa đơn sử dụng cho doanh nghiệp mình.