Bệnh bạch cầu tủy cấp
Nguy cơ tái phát ở AML tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ về di truyền học tế bào.
а. Các thể nguy cơ thấp hay thuận lợi về di truyền học: hóa trị liều cao không nên đặt ra đối với bệnh nhân nhóm này sau khi lui bệnh hoàn toàn lần 1 bởi tỷ lệ tái phát không quá 35%. Đây là các trường hợp AML t(8;21), AML inv(16) và bệnh bạch cầu tiền tủy (promyelocytic) cấp với t(15;17). Trong trường hợp này, nguy cơ tử vong liên quan thủ thuật (10-20%) lớn hơn lợi ích. Đối với nhóm này, người ta để dành ghép tế bào gốc dị gen cho các lần tái phát sau.
b. Các thể nguy cơ trung bình và cao về di truyền học: nguy cơ tái phát ở các thể này từ 50% đến 80%. Hơn nữa, cơ hội điều trị vớt vát khi bệnh tái phát là thấp. Ghép tế bào gốc dị gen là lựa chọn tốt nhất sau cho điều trị sau thoái lui để phòng ngừa tái phát ở các bệnh nhân này. Tỷ lệ tái phát thấp được khẳng định ở tất cả các nghiên cứu so sánh ghép dị gen và ghép tự thân nhưng không khẳng định lợi ích về sống thêm giữa hai phương pháp. Khi có được người cho là anh em phù hợp HLA, ghép tế bào gốc dị gen được chỉ định cho người bệnh thuộc nhóm này với tuổi không quá 65. Với phác đồ giảm bớt liều, nhiều tác giả nâng giới hạn tuổi lên tới 70. Ghép tế bào gốc dị gen có tác dụng chống bệnh bạch cầu tốt nhất với tỷ lệ sống 3 năm là 61% khi thực hiện ở lần lui bệnh thứ nhất và 48% ở lần lui bệnh thứ hai.
Đối với bệnh nhân được ghép tế bào gốc tự thân, tỷ lệ sống 3 năm sau lần lui bệnh thứ nhất là 62% đối với người dưới 20 tuổi và 48% đối với người trên 20 tuổi. Nếu ghép sau lần lui bệnh thứ hai, các tỷ lệ này tương ứng là 48% và 37%. Người ta đề nghị là khi ghép tự thân, các bệnh nhân này nên được sử dụng hóa trị tích cực trước đó coi như một biện pháp thanh lọc tế bào u in vivo. Tế bào gốc máu ngoại vi thu lượm sau hóa trị củng cố để ghép tự thân khá an toàn về mọc ghép và tỷ lệ tử vong thấp. Tuy nhiên, ghép dị gen nếu có thể vẫn cho kết quả tốt hơn ở bệnh nhân AML nguy cơ trung bình và cao. Thử nghiệm ngẫu nhiên EORTC/GIMEMA AML-10 so sánh ghép tế bào gốc dị gen với tự thân ở bệnh nhân AML sau lui bệnh lần thứ nhất cho thấy kết quả toàn bộ tốt hơn ở nhóm ghép dị gen, đặc biệt ở bệnh nhân trẻ với nguy cơ xấu hoặc rất xấu về di truyền học tế bào.
Bệnh bạch cầu lymphô cấp
Bệnh bạch cầu lymphô cấp cổ thể được điều trị khỏi với hóa trị thông thường ở 60-75% bệnh nhân trẻ em và chỉ 20-30% người lớn. Vì vậy, ghép tế bào gốc không được đề xuất cho trẻ em bị bệnh bạch cầu lymphô cấp lui bệnh hoàn toàn lần đầu đạt được sau hóa trị chuẩn. Do bệnh hiếm gặp ở người lớn, rất ít viện có đủ bệnh nhân cho thử nghiệm ngẫu nhiên thích hợp cho phân tích theo các yếu tố nguy cơ ở người lớn.
Sau khi tái phát, hóa trị có khả năng chữa được rất ít bệnh nhân và ghép tế bào gốc đóng vai trò quan trọng trong tình huống này đặc biệt là các trẻ em tái phát tại tủy. Trong một tổng kết của 36 báo cáo với 871 trẻ em bị bệnh bạch cầu lymphô cấp tái phát, số trẻ em được hóa trị có tỷ lệ sống 18%, trong khi đó số trẻ em được ghép tủy dị gen có tỷ lệ sống là 36%. Cả hóa trị thông thường và ghép tế bào gốc đều có kết quả phụ thuộc vào các yếu tố nguy cơ lúc chẩn đoán và khoảng thời gian lui bệnh lần thứ nhất. Thời gian lui bệnh lần thứ nhất kéo dài hơn 18 tháng có thể báo hiệu kết quả ghép tủy cao hơn. Ghép tự thân ở bệnh bạch cầu lymphô cấp cho kết quả thấp hơn ghép dị gen.
Bệnh bạch cầu tủy mạn
Thuốc Lenalid điều trị đa u tủy xương
Trước đây, ghép tế bào gốc dị gen là được chỉ định cho phần lớn bệnh nhân bị bệnh bạch cầu tủy mạn. Tỷ lệ sống 5 năm không bệnh là 80-90% và phụ thuộc nhiều vào hiện tượng mảnh ghép chống chủ và hình thành dạng khảm người cho. Do có một tỷ lệ tử vong liên quan đến ghép tế bào gốc, tỷ lệ sống toàn bộ khoảng 50%. Từ khi xuất hiện imatinib, ghép tế bào gốc tạo máu không còn là chỉ định thông dụng trong bệnh bạch cầu tủy mạn. Theo nghiên cứu BRIS đã cho thấy 84% bệnh nhân bệnh bạch cầu tủy mạn mới chẩn đoán được điều trị bằng imatinib đạt được lui bệnh hoàn toàn về di truyền học tế bào và ở thời điểm 42 tháng, tỷ lệ sống không tiến triển đạt 94%.
Hiện nay, có sự tranh cãi xem nhóm bệnh nhân nào trong số AML mới chẩn đoán ở giai đoạn mạn cần điều trị bằng ghép tế bào gốc từ đầu. Người ta cho rằng những bệnh nhân ở nhóm nguy cơ cao theo thang điểm Sokal và nguy cơ tử vong thấp khi ghép dị gen nên được ghép mà không cần điều trị trước bằng imatinib. Đề nghị ghép như vậy cũng được đặt ra ở trẻ em bất kể điểm Sokal.
Nhiều bệnh nhân bệnh bạch cầu tủy mạn được chuyển tới ghép tế bào gổc ở giai đoạn gia tốc hoặc khi có tràn ngập tế bào non (blast crisis). Ghép ở các giai đoạn này có tiên lượng xấu hơn giai đoạn mạn với tỷ lệ sống không bệnh và tỷ lệ sống toàn bộ giảm từ 10 đến 20%.
Vì vậy, phát hiện sớm tái phát là rất quan trọng. Tuy vậy, mặc dù theo dõi sát, tỷ mỉ, nhiều bệnh nhân vẫn tiến triển thẳng đến giai đoạn gia tốc hoặc tràn ngập tế bào non thậm chí từ trạng thái lui bệnh hoàn toàn về di truyền học tế bào.
Người ta đề nghị xét nghiệm HLA anh chị em của bệnh nhân và tìm người cho ngoài huyết thống sớm ở bệnh nhân điểm Sokal cao hoặc ở bệnh nhân không đạt đáp ứng phần lớn về di truyền học tế bào sau 12 tháng imatinib.
Tác giả bài viết: Dược Sĩ Đỗ Thế Nghĩa, Đại Học Dược Hà Nội, CEO: Mua Thuốc 24h
Tham khảo thêm bài viết:
Những thực phẩm tốt cho người mắc bệnh tiểu đường
H. pylori (Helicobacter pylori) là gì? Triệu chứng và thuốc điều trị vi khuẩn hp dạ dày