Nhận định tình hình, nắm bắt thời cơ để tạo cơ hội làm giàu đã là vấn đề hết sức quen thuộc. Trong bối cảnh giữa tâm dịch bệnh Corona, nhiều cá nhân cũng như cơ sở ý tế đã bất chấp đạo đức nghề nghiệp để làm giàu, chuộc lợi cho bản thân. Tăng giá khẩu trang y tế, làm giả nước rửa tay hay nước rửa tay khô đã là những vấn đề nhức nhối trong những ngày qua. Phạt cũng có, răn đe cũng có, cảnh cáo cũng có, thậm chí đình chỉ hoạt động cũng được áp dụng, nhưng tất cả những điều đó có thật sự là cốt lõi để giải quyết vấn đề khi những hoạt động mua bán này không có hóa đơn? Câu hỏi này đã đặt ra một vấn đề mới cần giải quyết cho Nghị định 109/2013/NĐ-CP về quản lý giá cả và hóa đơn.
Corona là một chủng vi- rút đã xuất hiện từ lâu. Chúng là một họ lớn và có nhiều giống/ loài nhỏ. Vi- rút Corona hay chính xác hơn là vi- rút nCoV mới chính là nguyên nhân gây ra căn bệnh viêm phổi giữa người với người trong những ngày qua. nCoV được phát hiện lần đầu tại Vũ Hán, Trung Quốc, khả năng lây lan khi tiếp xúc thông thường của nó là rất lớn. Theo số liệu nghiên cứu và thống kê, thông thường, chỉ cần tiếp xúc gần trong phạm vi 1m với khoản thời gian 15 phút là đã có thể lây nhiễm dịch bệnh. Với tốc độ lan truyền như vậy, đòi hỏi công tác phòng, chống và cách ly khẩn cấp là việc hết sức cần thiết và cấp thiết.
Trước tình hình này nhiều cơ sở y tế đã tăng giá khẩu trang, với mức tăng thấp nhất là gấp 5 lần cho một sản phẩm. Bên cạnh đó, những hãng, mác nước rửa tay, nước rửa tay khô giả mạo cũng được ra đời. Giá đắt thét ra lửa, nhưng một điểm chung kỳ lạ giữa hai hoạt động này là đều không có hóa đơn.
Quay trở lại vấn đề ở đầu bài viết. Tại sao tôi lại đặt câu hỏi phải đẩy mạnh, tăng cường và bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử giữ dịch bệnh Corona? Đối với những mặt hàng cung ứng có giá trị thấp (nhỏ hơn 200.000 đồng), nhiều người không có thói quen lấy hóa đơn, trái với quy định về hóa đơn điện tử và thậm chí địa điểm bán hàng ấy cũng không xuất hóa đơn. Như vậy, các cơ quan quản lý thuế, quản lý về việc niêm yết giá cả hay thậm chí những đoàn thể bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng lấy cơ sở gì để phạt và kiểm soát?
Người Việt mình nhiều nơi còn chưa quen với buôn bán, giao dịch điện tử. Đây là một thực tế vẫn còn tồn tại. Song áp dụng hình thức này kết hợp với công tác quản lý, kiểm tra là một việc hết sức cần thiết. Với hóa đơn điện tử, khi giao dịch phát sinh thì số liệu đã được kê khai trên phần mềm, giá trị cũng được niêm yết công khai, rõ ràng, người mua không phải lo gặp tình trạng bất ổn giá mỗi khi nền kinh tế gặp biến động và tác động lớn.
Đây được xem như một vấn đề còn tồn tại và cần các cơ quan quản lý vào cuộc và sớm giải quyết. Thay vì chỉ mang tính răn đe thì khi có sự thống nhất và bắt buộc người tiêu dùng cũng như nhà cung cấp sản phẩm sử dụng hóa đơn điện tử, quyền lợi cho cả ba bên: Nhà nước, người mua, người bán đều sẽ được đảm bảo.
https://baothoidai.org/cong-van-3200tct-kk-ve-phan-cong-co-quan-quan-ly-thue/